Nhu cầu ứng dụng robot sản xuất ở Việt Nam rất lớn

Nhu cầu ứng dụng robot sản xuất ở Việt Nam rất lớn

Nhu cầu ứng dụng robot sản xuất ở Việt Nam rất lớn

Nhu cầu ứng dụng robot sản xuất ở Việt Nam rất lớn

Nhu cầu ứng dụng robot sản xuất ở Việt Nam rất lớn
Nhu cầu ứng dụng robot sản xuất ở Việt Nam rất lớn
Nhu cầu ứng dụng robot sản xuất ở Việt Nam rất lớn

Nhu cầu ứng dụng robot sản xuất ở Việt Nam rất lớn

Lê Hoàng
Thứ Năm,  25/7/2019, 20:23 

(TBKTSG Online) - Việt Nam trở thành thị trường lớn thứ 7 trên thế giới cho sản phẩm công nghệ robot vào năm 2017 và nhu cầu lắp đặt công nghệ này của các doanh nghiệp ở Việt Nam đang tiếp tục tăng cao, nhưng hiện hầu hết phải nhập khẩu.

Ảnh minh họa: Hùng Lê

Ông Huỳnh Phong Phú, Giám đốc Ban Robot và tự động hóa nhà máy của Công ty ABB Việt Nam, cho biết 2-3 năm qua thị trường robot tại Việt Nam tăng trưởng rất nhanh và "bùng nổ", đáng chú ý trong năm 2017 thị trường robot tại Việt Nam được thống kê xếp hạng lớn thứ 7 trên thế giới với 8.000 con, nhờ làn sóng đầu tư từ nước ngoài tăng cao, trong đó đáng chú ý là đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực điện tử.

Robot còn được các công ty trong lĩnh vực ô tô, thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, sản xuất kim loại nói chung, lắp ráp, kiểm tra trong ngành điện tử,... với mức tăng trưởng cao.

Hiện thị trường có khoảng 6 nhà cung cấp robot nhưng tất cả là của doanh nghiệp nước ngoài. Riêng ABB, hiện đã cung cấp cho thị trường Việt Nam gần 5.000 robot. Năm ngoái, doanh nghiệp này có mức tăng trưởng 3 con số so với năm 2017, nhưng ông Phú không cung cấp số liệu cụ thể.

Ông Phú cho rằng tiềm năng thị trường robot ở Việt Nam tiếp tục tăng cao và còn nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp sản phẩm công nghệ này, nhất là đối với doanh nghiệp trong nước muốn tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí lao động và chi phí vận hành vốn tiêu tốn không ít nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chi phí robot hiện vẫn còn khá cao nên phần lớn chỉ có các doanh nghiệp quy mô vừa trở lên mới có khả năng đầu tư, sở hữu.

Ông Phú đánh giá xu hướng ứng dụng robot công nghiệp trong nhà máy tương lai ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ tại Việt Nam đang phát triển khi hội tụ cùng lúc nhiều điều kiện: Sự xuất hiện các nhà sản xuất quy mô lớn trên thế giới như Samsung, LG, Toyota, Honda, Canon, Brother... tại Việt Nam, một số cơ sở sản xuất này là trọng tâm trong cả hệ thống cung ứng sản xuất trên toàn thế giới.

Các nhà sản xuất, lắp ráp Việt Nam cũng đã phát triển đến quy mô lớn và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn sản xuất của thế giới.

Hai điều kiện trên theo ông Phú đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệm cung ứng, phụ trợ. Các yêu cầu về sản phẩm và năng suất cũng tăng lên. "Đây chính là những yếu tố đã thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ phát triển cả về lượng và chất trong thời gian gần đây”, ông Phú nói.

Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Online


TIN TỨC SỰ KIỆN
Từ ngày 26/08/2019 đến ngày 30/08/2019, Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Dongwha tiến hành bảo trì lớn Nhà...
Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với thép cuộn cán nóng nhóm...
Việt Nam trở thành thị trường lớn thứ 7 trên thế giới cho sản phẩm công nghệ robot vào năm 2017...
Tại Hội nghị “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy ngành Cơ khí chế tạo Việt Nam” diễn ra ngày...
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thời gian qua, ngành thép phải đối mặt với nhiều thách thức...
Mục tiêu tổng quát, đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên...
EAGLEBURMANN
SKF
VYNCKE
CÔNG TY TNHH SM-CYCLO (VIỆT NAM)
Công ty TNHH Điện Cơ Teco Vietnam
Fenner Transmission
Công ty TNHH FESTO
SIEMPELKAMP
VALMET
Công ty Cổ phần FSC Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Kraft Vina
Công ty TNHH New Toyo Pulppy (VIỆT NAM)
Công ty Cổ Phần Gỗ MDF VRG Dongwha
Copyright © 2019 ALCO Co.,Ltd. Designed by Nina co.,ltd
Online: 3 | Tổng truy cập: 171920
Hotline tư vấn: 0933 556 139
Zalo