Đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu thép cuộn cán nóng lên 5%

Đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu thép cuộn cán nóng lên 5%

Đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu thép cuộn cán nóng lên 5%

Đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu thép cuộn cán nóng lên 5%

Đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu thép cuộn cán nóng lên 5%
Đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu thép cuộn cán nóng lên 5%
Đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu thép cuộn cán nóng lên 5%

Việc tăng thuế nhập khẩu thép cuộn cán nóng sẽ làm tăng ngân sách thêm 3.152 tỉ đồng...


Hiện Việt Nam đã tự sản xuất được một số sản phẩm thép cuộn cán nóng, đáp ứng khoảng gần 50% nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.

 

DUYÊN DUYÊN

11/08/2019 22:16

Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 lên 5% thay vì mức 0% như hiện nay.

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Theo đó, tại dự thảo Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế đối với các sản phẩm thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08 lên 5% thay vì mức 0% như hiện hành.

Bộ Tài chính lý giải, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang làm dấy lên lo ngại về việc thép giá rẻ Trung Quốc có thể tràn vào Việt Nam, kéo giá thép trên thị trường giảm mạnh.

Điều này khiến nhà máy sản xuất thép lớn nhất Việt Nam đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch triển khai lò cao số 3.

Bên cạnh đó, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu tấn thép cuộn cán nóng, trong đó 40% là nhập từ Trung Quốc. 

"Nếu không có thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng, thép cán cuộn giá rẻ sẽ từ Trung Quốc tiếp tục tràn bào Việt Nam sẽ gây bất ổn thị trường thép Việt Nam", Bộ Tài chính nhận định.

Trong khi đó, theo báo cáo của Hiệp hội Thép, hiện nay Việt Nam đã tự sản xuất được một số sản phẩm thép cuộn cán nóng, đáp ứng khoảng gần 50% nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. 

Dự kiến cuối năm 2019, con số này sẽ tăng lên 70% khi nhà máy của công ty Hòa Phát tại Dung Quất, Quảng Ngãi và của công ty Formosa đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu thép cán nóng để sản xuất thép cán nguội phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế MFN từ 0% lên 5% đối với các mặt hàng thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08.

"Mặt hàng thép cán nóng là đầu vào sản xuất thép cán nguội và các mặt hàng tôn mạ màu có mức thuế suất cơ bản từ 5-25%, như vậy phù hợp với nguyên tắc thuế nhập khẩu tăng dần từ nguyên liệu thô đến thành phẩm", Bộ Tài chính cho biết.

Đánh giá về tác động của đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng khả năng tăng thu ngân sách nhà nước với số thuế nhập khẩu tăng là 137,15 triệu USD, tương đương 3.152 tỉ đồng.

Tuy nhiên, khi mức thuế suất được tăng lên 5% thì các doanh nghiệp sẽ tìm nguồn nhập khẩu từ các nước có thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% (như Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc). Vì vậy, số thu ngân sách nhà nước thực tế sẽ thấp hơn con số tính toán nêu trên.

Đồng thời việc tăng thuế suất lên 5% dẫn tới sự dịch chuyển thương mại sang các nước có ký FTA với Việt Nam để hưởng thuế suất 0%. 

Nhưng để đủ điều kiện áp dụng thuế suất 0%, các doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ và tìm đối tác nhập khẩu mới. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng thuế suất lên 5% sẽ có tác động đến chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp.

Theo VnEconomy


TIN TỨC SỰ KIỆN
Từ ngày 26/08/2019 đến ngày 30/08/2019, Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Dongwha tiến hành bảo trì lớn Nhà...
Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với thép cuộn cán nóng nhóm...
Việt Nam trở thành thị trường lớn thứ 7 trên thế giới cho sản phẩm công nghệ robot vào năm 2017...
Tại Hội nghị “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy ngành Cơ khí chế tạo Việt Nam” diễn ra ngày...
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thời gian qua, ngành thép phải đối mặt với nhiều thách thức...
Mục tiêu tổng quát, đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên...
EAGLEBURMANN
SKF
VYNCKE
CÔNG TY TNHH SM-CYCLO (VIỆT NAM)
Công ty TNHH Điện Cơ Teco Vietnam
Fenner Transmission
Công ty TNHH FESTO
SIEMPELKAMP
VALMET
Công ty Cổ phần FSC Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Kraft Vina
Công ty TNHH New Toyo Pulppy (VIỆT NAM)
Công ty Cổ Phần Gỗ MDF VRG Dongwha
Copyright © 2019 ALCO Co.,Ltd. Designed by Nina co.,ltd
Online: 1 | Tổng truy cập: 170479
Hotline tư vấn: 0933 556 139
Zalo